Thứ Năm, 7 tháng 7, 2016

LỜI HỨA

NỀN TẢNG CỦA HƯỚNG ĐẠO

TÔN GIÁO
Lời hứa của Hướng Đạo
Tôi lấy danh dự mà hứa sẽ cố gắng:
-         Phụng thờ Chúa, Giáo hội và tổ quốc.
-         Giúp ích bất cứ lúc nào
-         Tuân theo Luật Hướng Đạo.

H. Lời ấy là một tuyên thệ hay là một lời hứa?


Đ. Là một lời hứa thôi, các tài liệu chính thức cũng chỉ nói “The Scout Promise”, lại là một lời hứa khiêm tốn “Tôi hứa sẽ cố gắng”.


H. Lấy gì mà hứa?

Đ. Lấy danh dự.


H.Hứa quả quyết có khác gì lấy danh dự mà hứa?

Đ. Khắp các nước thường khi muốn cho một lời hứa quả quyết thêm mạnh, thì lấy danh dự mà hứa, trước mặt chứng nhân để giúp ta vì sợ hổ thẹn và không lỗi hứa.

H. Lấy danh dự mà hứa thì bỏ rơi tôn giáo?

Đ. Lấy danh dự mà hứa đâu có buộc bỏ rơi Tôn giáo. Lấy danh dự mà hứa phụng sự Thiên Chúa thì làm sao bỏ Tôn giáo được. Chính nhà giáo dục phải giải thích rằng muốn trung thành với lời hứa có danh dự cần phải có ơn Chúa(1).

H. Một HĐS có thể vô tín ngưỡng không?

Đ. Không thể có HĐS vô tín ngưỡng, cụ BiPi có nói : “HĐS trước hết là một người có tín ngưỡng. Tôi phủ quyết tất cả Hội Hướng Đạo nào không lấy tôn giáo làm nền tảng”(2).

H. Tại sao Tôn giáo là nền tảng của HĐ?

Đ. Vì Hướng Đạo là một phương pháp giáo dục toàn diện, mà vị sáng lập không bao giờ có thể nghĩ đến bỏ qua nền tảng là Tôn giáo. Cụ nói: “Nếu con người không tin ở Thiên Chúa và giữ luật của Ngài thì không đáng giá là bao”(1). Cụ cũng nói: “Một tổ chức như tổ chức này sẽ hỏng đích, nếu không dạy Tôn giáo cho trẻ con”(2).

H. Những nguyên tắc căn bản về Tôn giáo trong HĐ là nguyên tắc nào?

Đ. 1) Mỗi HĐS phải theo một tôn giáo, và thực hành các nhiệm vụ.

     2) Khi một Toán gồm các người không đồng đạo, thì anh Trưởng nên bàn việc Tôn giáo với các vị Tuyên úy.

     3) Khi một Toán gồm các người không đồng đạo, thì ta phải khuyên mỗi người giữ đạo của mình, và không nên làm nghi lễ gì chung. Ở trại kinh hàng ngày cũng như nghi lễ hàng tuần nên rất đơn sơ, và mỗi người tự do dự các nghi lễ ấy(3).

H. Có thể có HĐ vô tôn giáo không?

Đ. Theo nguyên tắc cũng như chủ trương của các vị sáng lập HĐ bao giờ cũng có một tôn giáo.

H. Tôn giáo đối với giáo dục HĐ như thế nào?

Đ. Lối giáo dục HĐ là một lối huấn luyện thấm nhuần Tôn giáo, đi sâu vào cả đời sống HĐS thấy lý tưởng của mình là Chúa Giê-Su, mà em yêu mến và thán phục.

H. Cụ BiPi có nói gì về điều này?

Đ. Cụ dạy rất đơn sơ “Lúc các em làm phận sự đối với Thiên Chúa thì các em luôn luôn cảm ơn Ngài. Lúc các em vui, lúc các em nô đùa, thích thú, lúc các em sung sướng làm một việc thiện, cũng như lúc ăn cơm các em hãy cảm ơn Chúa(4) .
-------------------
Chú thích:
(1) S.F.B p.228
(2) S.F.B p. 309
(3) Cụ BiPi đã viết những luật này sau lúc bàn chuyện với Đức Hồng Y Tổng Giám Mục Westminster
(4) S.F.B p.228
-------------------------------


Chia sẻ ngay với bạn bè bài viết này
Facebook Pinterest StumbleUpon Delicious Reddit Digg Email Delicious

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét