Thứ Bảy, 18 tháng 6, 2016

HƯỚNG ĐẠO MIỀN BIỂN

H. Ban đầu có lập một ngành HĐ miền biển không?
Đ. Không, nhưng trong HĐ có các ngành chuyên môn: giữ bờ biển, thuyền chài, bơi lội, hoa tiêu, cấp cứu...

H. Tại đâu cụ BiPi đã đi đến chỗ lập HĐ miền biển?
Đ. Các bằng chuyên môn vừa kể trên được các HĐ miền duyên hải gần sông ngòi nước Anh và quanh các hồ xứ Ecosse chú trọng, nó đã giúp các em tìm ra sứ mệnh của các em trong nghề biển, khiến Cụ phải lập một ngành chuyên môn trong Hướng Đạo.


H. Ai là người cộng tác có công nghiệp nhất trong ngành ấy?
Đ. Là Bảo huynh của cụ BiPi, ông Warrington Baden Powell, cựu sĩ quan thủy quân đã giúp cụ, từ năm 1911 và năm 1912 ông đã xuất bản quyển “Sea scouting and seamanship for Boys”.

H. Từ đầu phong trào miền biển có được hưởng ứng không?
Đ. Năm 1913 từ 30 đoàn đã lên đến 90 đoàn.

H. Về tinh thần HĐ miền biển và HĐ thường có khác nhau không?
Đ. Hướng Đạo miền biển chỉ là một lối HĐ hấp dẫn hơn, hạp với nơi chỗ hơn vì các em tập được đức tính tháo vát, can đảm và kỷ luật của thủy thủ sống lênh đênh trên biển cả.

H. Cách tổ chức có khác nhau không?
Đ. Không, chỉ khác y phục.

H. Lối giáo dục có khác nhau không?
Đ. Không, vì cùng một phương pháp, một điều luật, duy chỉ khác nhau là HĐ miền biển hướng dẫn các HĐS đến nghề biển.

H. HĐS miền biển có thể sống như HĐS ở đồng bằng hoặc ngược lại không?
Đ. Cụ BiPi đã nghĩ đến vấn đề ấy, và cụ tán thành các HĐS miền biển thỉnh thoảng đi cắm trại cũng như HĐS đồng bằng thỉnh thoảng sống đời biển, để thay đổi các thú vui(1).

H. HĐS miền biển có học nghề không?
Đ.        1) Mỗi HĐS miền biển phải thi HĐ hạng nhì trước.
            2) Phải học như các HĐS khác.
            3) Riêng về ngành thủy thủ phải biết phân minh hơn, ví dụ biết dấu hiệu quốc tế về các loại cờ, biết làm buồm, làm máy thiên văn miền biển, đọc các bản đồ về nước, biết các luật về cách vào bờ, nói tóm tất cả các điều mà một thủy thủ phải biết để đi biển không nguy hiểm cho mình và cho kẻ khác.
 
H. Hướng Đạo miền biển có khó hơn HĐ đồng bằng không?
Đ. Có, nhưng mặc dù công việc nặng nhọc hơn, các HĐS miền biển là người hăng hái siêng năng hơn, và tiếng gọi của biển rất lôi cuốn nên kinh nghiệm cho ta thấy các em đã ham thích và đã lướt thẳng các trở ngại.

H. Tại sao mặc dù khó khăn, HĐ miền biển vượt qua HĐ đồng bằng?
Đ. Vì lợi ích của nó, vì lối đào luyện các HĐS về thể xác cũng như tinh thần.

H. Có những bảo đảm nào khiến cho cha mẹ yên lòng lúc con vào HĐ miền biển?
Đ. Có những điều kiện sau đây:
            1) Phải có bằng bơi lội mới được vào đoàn đi thuyền có chèo.
            2) Phải có bằng chèo thuyền mới được vào đoàn đi thuyền có buồm.
            3) Không thuyền nào được sử dụng nếu không có phép chuyển vận (Boat Certificale).
        4) HĐS chỉ được xuống thuyền dưới sự điều khiển của một Huynh trưởng có bằng chuyên môn khả năng (Change Certificate).
         5) Không có phép tắm nếu không có 1 toán cấp cứu chực sẵn, và toán này không có phép lắm khi tất cả mọi người chưa lên bờ.

H. Như thế chỉ có ai ở gần biển mới có thể làm được HĐ miền biển?
Đ. Không hoàn toàn như vậy, dĩ nhiên là không lập HĐ miền biển trên núi cao, những đâu có sông ngòi, hồ, là có thể lập, nói đúng nên gọi là thủy HĐ.

H. Ngoài các ích kể trên, HĐ miền biển có giúp giải quyết vấn đề gì về HĐ nữa không?

Đ. Nó giúp giải quyết một vấn đề khó khăn, theo kinh nghiệm các nước là “vấn đề Thiếu lớn”, vì sau 3,4, năm sống trong Đoàn, các em đã học hoặc tưởng đã học hết tất cả gì về HĐ và có thể làm đâm ra chán ngán, nếu có sông, có hồ ở gần, nhất là ở nước ta, nên giúp chúng thành thủy HĐ, như thế trong 3,4 năm nữa, chúng vẫn còn học được điều mới nhất và chúng thêm một giá trị về tinh thần và nghề nghiệp.
---------------
Chú thích:

(1)     H gg sept 1913 p.270
Chia sẻ ngay với bạn bè bài viết này
Facebook Pinterest StumbleUpon Delicious Reddit Digg Email Delicious

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét