Thứ Bảy, 25 tháng 6, 2016

Phương pháp thứ hai “Câu cá”

H. Phải làm gì trước hết?
Đ. Phải kiếm một Hội quán, phải có chủ nhân biết rằng có ít giờ, hội quán ấy sẽ rộn ràng và vang tiếng cười hát.

H. Hội quán ấy phải được dùng thế nào?
Đ. Phải được sử dụng một cách tuyệt đối, nghĩa là các em có thể lau chùi, xếp đặt, trang hoàng tùy ý.


H. Phải kiếm HĐS như thế nào?
Đ. Đừng họp công cộng, phải mời vài em đến chơi với bạn, nói cho chúng hiểu đời sống thích thú của HĐ, đừng nhận nhiều HĐS mới, mỗi lần nhận một vài người thôi.

H. Nên có bao nhiêu HĐS lúc khai sinh toán?
Đ. Theo kinh nghiệm trong 3 hoặc 6 tháng đầu, không nên quá 6 người, sau một năm độ 12 người.

H. Nên huấn luyện thế nào?
Đ. Với 5 hay 6 em làm một đội căn bản, rồi nhẫn nại giúp chúng thành HĐ Hạng Nhì, đợi lúc nào trong số ấy có một vài em lên HĐ hạng Nhất, mới nhận thêm người mới, như thế sẽ có một Đội rất giá trị(1).

H. Lâu mau mới may y phục?
Đ. Độ 3 tháng sau khi mở đầu, và các em tự trả tiền lấy.

H. Lúc xếp đặt nội bộ xong thì phải làm gì?
Đ. Phải lập Hội đồng Bảo trợ. Hội đồng Bảo trợ của HĐS gồm có các phụ huynh, một ít kỹ thuật gia, hoặc thương gia, và ít giáo sư trong vùng, độ 15 người là đủ.

H. Hội đồng Bảo trợ của HĐS làm những việc gì?

Đ. Họ sẽ bầu 4,5 người lãnh việc quản trị, thư ký và thủ quỹ, mỗi tháng họp một lần, thường các phụ huynh rất quan tâm và ý kiến của họ rất hữu ích.

H. Các bà mẹ có thể giúp những việc gì?
Đ. Các bà mẹ giúp ích rất nhiều, như tổ chức Hội chợ, hòa nhạc, hoặc dạy các em đan đát, thêu thùa, nấu nướng, làm bánh.

H. Phải chú trọng điều gì hơn cả?
Đ. Phải sắp đặt kỹ càng, tỉ mỉ trước, ai sẽ là diễn giả, sẽ đề cập đến vấn đề gì, sẽ quyết nghị những điểm nào, đâu đó phải sẵn sàng.

H. Phải nói gì trong buổi họp đầu tiên này?
Đ. Chỉ trình bày cho họ hiểu rõ HĐ là gì, và gây thiện cảm.

H. Phải kết thúc buổi họp thế nào?
Đ. Trước hết tóm tắt các cảm tưởng trong buổi họp, rồi sốt sắng kêu gọi các phụ huynh đem con em đến dự một buổi họp thứ hai, định vào mấy ngày sau.

H. Trong một buổi họp thứ hai có nên mời một toán HĐ đến dự không?
Đ. Rất nên mời một toán HĐ lân cận đến, sắp họ ngồi ở khán đài, để cho khán giả chú ý, anh Trưởng của toán rất có thể là diễn giả.

H. Ai điều khiển buổi họp này?
Đ. Chính người sắp làm Trưởng toán mới, để cho phụ huynh cũng như các em làm quen với anh trước, cũng phải bị con người của anh hập dẫn, và tin tưởng vào sự điều khiển của anh.

H. Trong bài diễn văn phải nhắm mục đích nào?
Đ. Phải trình bày cho khán giả biết phong trào HĐ.
            1) HĐ rất vui.
            2) HĐ làm việc rất gắt.
            3) HĐ càng làm việc càng vui.

H. Nên trình bày gì nữa không?
Đ. Toán HĐ được mời đến dự có thể trình bày một vài công tác của họ, thí dụ dựng lều, đốt lửa trại, băng bó, phụ huynh và các em sẽ hiểu và thích đời HĐ.

H. Trước khi giải tán phải làm gì?
Đ. Biên tên và địa chỉ các em tình nguyện xin gia nhập phong trào HĐ, đồng thời cũng nói rằng sẽ cho biết sau những ai được nhận vào phong trào HĐ.

H. Nên lựa những em nào?
Đ. Trừ những em tàn tật, bất thường, tất cả đều có thể được nhận vào phong trào Hướng Đạo, nhưng nên nhớ :
            1) Phẩm hơn lượng.
            2) Bất cứ em nào cũng có tính tốt, hay có thể nên tốt.

H. Cụ BiPi nói lúc đầu nên nhận lối mấy em?
Đ. Mặc dù cụ tài giỏi , nhưng cụ bảo 16 em đã là quá đầy đủ.

H. Lúc nào mới lập Ban Bảo trợ?
Đ. Nên đợi 6 tháng.

H. Kinh nghiệm nói về phương pháp này như thế nào?

Đ. Phương pháp này có vẻ rất khiêm tốn mà rất vững chắc, thường sau một thời gian thử áp dụng phương pháp “bủa lưới” các Trưởng lui lại phương pháp “Câu cá” này, và họ khuyên nên theo lối này.
----------------
Chú thích:
(1) “A busy Scoutmaster” (H.G Mai 1919)
--------------------
SÓI

CÔNG VIỆC CỦA SÓI

KHAI SINH MỘT TOÁN
Chia sẻ ngay với bạn bè bài viết này
Facebook Pinterest StumbleUpon Delicious Reddit Digg Email Delicious

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét