H. Cái gì cao quý và quan trọng nhất trong HĐ?
Đ. Không phải là y phục, chuyên môn, mà chính là tinh thần HĐ.
H. Tại sao tinh thần HĐ quý?
H. Tại sao tinh thần HĐ quan trọng?
Đ. Vì nếu không có tinh thần HĐ thì không có gì phân biệt HĐ khỏi các phong trào khác: cũng hát, chơi, cắm trại...
H. Như trong các nước sau bức màn sắt, HĐ bị giải tán, phá tan, cái gì sẽ tồn tại và sẽ làm tái sinh Hội HĐ ở đó?
Đ. Tinh thần Hướng Đạo.
H. Tinh thần Hướng Đạo như thế nào?
Đ. Là một tinh thần bảo thủ, xã hội, vui vẻ, hy sinh, nhân vị.
H. Tinh thần bảo thủ là gì?
Đ. Đối với cụ BiPi bảo thủ có nghĩa là HĐ lĩnh nhận các giá trị tinh thần sẵn có: có Thượng đế, có Tổ quốc, có xã hội, có gia đình, có thầy dạy, HĐ không thể phủ nhận các thực tại ấy được.
H. HĐS có muốn tiến không?
Đ. HĐS chủ trương phải tiến lên mãi, nhưng không tin rằng muốn tiến lên phải đạp đổ cái gì sẵn có.
H. Làm thế nào vừa tiến vừa bảo thủ được?
Đ. Vừa chiến đấu trong lĩnh vực, nghề nghiệp của mình để cải thiện, đồng thời tránh cái óc bất mãn, bất trung.
H. Tinh thần xã hội là gì?
Đ. Đang lúc giáo dân muốn thụ hưởng tất cả nơi đoàn thể thì tinh thần HĐ dạy cá nhân đem tất cả để giúp ích cho đoàn thể.
H. Tinh thần trung hậu là gì?
Đ. HĐS trọng lẽ phải, hễ thấy nhiệm vụ là trung thành cho đến cùng.
H. Nếu vì trung thành với nhiệm vụ mà phải thiệt hại thì sao?
Đ. Vì trung thành với nhiệm vụ HĐS không ngại mất lòng kẻ khác, hay thiệt hại có thể xảy ra cho mình.
H. Tinh thần vui vẻ là gì?
Đ. Trong bất cứ trường hợp nào, HĐS không bao giờ quạu cọ, phàn nàn, mà chỉ biết vui tươi ca hát.
H. Vui vẻ biểu lộ con người cái gì?
Đ. Vui vẻ biểu lộ con người hạnh phúc.
H. HĐS vui vẻ thế nào?
Đ. HĐS vui vẻ luôn luôn và khắp nơi, vui cách hùng mạnh và không thể ẻo lả.
H. Ích lợi của vui vẻ như thế nào?
Đ. HĐS hô hấp một bầu không khí vui tươi, khiến bản thân hăng hái tiến lên cao và thông nguồn vui ấy lan tràn lòng kẻ khác, đó là sức mạnh của HĐ.
H. Tinh thần hy sinh là gì?
Đ. Nghĩa là vào HĐ để phụng sự chứ không phải để được người ta phụng sự.
H. HĐ có châm ngôn về điểm này không?
Đ. “Thà mòn hao không thà mốc meo” (Rather wear out than ruct out).
H. Xin kể các độ hy sinh của HĐ.
Đ. HĐ giúp người, chịu cực cho người, đành chịu nguy hiểm để cứu người, có lúc phải liều cả tính mạng.
H. Có phải HĐ tập cấp cứu để hy sinh giúp người không?
Đ. Vâng, HĐ sẵn lòng hy sinh nhưng HĐ không phải là trường dạy cấp cứu, mà là trường luyện chí anh hùng trong tâm hồn, biết đo lường nguy hiểm nhưng không ngại nguy hiểm.
H. Tinh thần nhân vị là gì?
Đ. HĐS có ý thức rằng mình phải sống xứng vai con người, với các nhiệm vụ và quyền lợi của nó.
H. Nhiệm vụ nào?
Đ. Nhiệm vụ đối thượng với Tạo hóa, Tổ quốc; đối ngoại với bằng hữu, gia đình, xã hội; đối nội với lương tâm; đối hạ với thiên nhiên; súc vật.
H. Quyền lợi nào?
Đ. Là quyền lợi đòi buộc kẻ khác kính trọng, không khinh rẻ hoặc lạm dụng nhân vị của mình.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét