Thứ Năm, 23 tháng 6, 2016

SÓI

H. Cụ BiPi đã tổ chức Sói lúc nào?
Đ. Vào cuối năm 1913.

H. Tại sao Sói được tổ chức trễ như thế?
Đ. Vì sau khi lập Thiếu, có nhiều em bé xin vào. Nhưng thân vóc cũng như tuổi quá nhỏ, không thể theo kịp các Thiếu sinh đúng tuổi, hại cho cả đôi bên, nên cụ mới nghĩ ra lập Sói.

H. Sách căn bản của ngành Sói là gì?
Đ. Là “Sách của Sói” (Le livre des louveteaux) cụ BiPi viết vào tháng 12 năm 1916.


H. Người ta đánh giá quyển sách “Sách của Sói” như thế nào?
Đ. Người ta cho “Sách của Sói” là sáng tác đặc biệt nhất của Cụ BiPi, vì có người đi tiên phong về ngành Thiếu mà không ai đi tiên phong về ngành Sói, và sau lúc kinh nghiệm với Thiếu, cụ BiPi mới viết quyển “Sách của Sói” rất hoàn toàn, không cần phải thử thách gì nữa.

H. Tuổi Sói là tuổi nào?
Đ. Là từ 7 đến 11 tuổi.

H. Những sách nào Ấu trưởng nên biết để huấn luyện Sói?
Đ. Nên dùng quyển “Làm sao điều khiển một Bầy”, quyển “Luyện chí khí của Sói” và quyển “Khôn ngoan của rừng rậm” của cô Vera Barclay, ít nhà tâm lý khảo cứu về trẻ sâu sắc như vậy.

H. Nền tảng của lối huấn luyện Sói là gì?
Đ. Trẻ là một con vật, chưa biết suy nghĩ, hay thay đổi, ích kỷ, ta phải tập cho nó biết vâng lời, chăm chỉ, hy sinh, dựa vào trò chơi và trí tưởng tượng.

H. Ai là người cộng tác đắc lực của cụ BiPi trong việc sáng lập và tổ chức Sói?
Đ. Cô Vera Barclay, một thiếu nữ Công giáo sốt sắng, đã là Tổng thư ký và đã nêu gương sáng cũng như viết nhiều sách báo cho ngành Sói.

H. Cụ BiPi và cô Vera Barclay làm sao để dùng trò chơi và tưởng tượng mà huấn luyện trẻ?
Đ, Trẻ giàu tưởng tượng, thích mạo hiểm, reo hát, thích làm anh hùng, nên trước hết phải tạo cho chúng một khung cảnh “rừng rậm” là nơi các bắp thịt và trí óc trẻ mặc sức tung hoành, đó là thế giới của chúng.

H. Làm sao mà đưa chúng vào cảnh “rừng rậm” mà giáo dục?
Đ. Trước hết cho chúng nghe, rồi tập cho chúng thuật chuyện về “Rừng rậm” cho chúng đóng các vai, diễn kịch múa các vũ điệu của “Rừng rậm”, làm thủ công. Tập các đức tính cần có giữa rừng. Làm thế có ảnh hưởng hơn là diễn thuyết, để giáo dục các em tháo vát, can đảm, giúp người thành thưc...

H. Giáo dục bằng trò chơi và tưởng tượng nhằm mục đích gì?
Đ. Nhằm cho các em cảm thấy Bầy của các em là “Gia đình hạnh phúc thứ hai của các em” ở đó các em được thể xác và tâm hồn lành mạnh, nhờ đó mà các đức tính nảy nở được.

H. Những buổi học tập của Sói như thế nào?
Đ. Gồm có tiếng reo, khám xét, chơi quan sát, chuyên môn, thuật truyện, hát...Cụ BiPi dặn rằng buổi họp đừng lâu quá 1 giờ và mọi hoạt động đừng quá 5, 10 phút vì óc trẻ thích thay đổi.

H. Vì sao Bầy phải là gia đình hạnh phúc cho Sói?
Đ. Vì nếu các em sống hạnh phúc thì không làm ác, không chán nản, cụ BiPi bảo: “Trẻ nào vui cười nhiều thì không nói dối

H. Điều gì tập cho các em ngày sau sẵn sàng hy sinh phục vụ?
Đ. Tập cho sói làm việc thiện hàng ngày.

H. Cụ BiPi dựa vào mẫu chuyện nào mà huấn luyện Sói?
Đ. Cụ dựa vào “Sách của Rừng Rậm” (Le livre de la Jungle) R. Kipling đã viết. Sách thuật chuyện cậu Mowgli, nhờ một con sói giàu lòng thương cứu cho khỏi miệng hổ, và sói mẹ đem cậu về nuôi chung với sói con.

H. Những nhân vật chính trong cốt chuyện Mowgli là những ai?
Đ. “Sơ-Rơ-Khan”: cọp dữ nhát đảm, ám chỉ cậu bé hung dữ mà không gan dạ, chỉ ăn hiếp người yếu hơn mình.
“Ta-Ba-Ki”: con chó rừng lười biếng, chuyên gặm các mẩu xương thừa dơ bẩn do các loài khác vứt lại, nó hèn hạ, đáng khinh bỉ.
“Ban-Dar-Log”: bầy khỉ ngốc, vô kỷ luật, không làm nên gì, không học gì, các em đừng bắt chước chúng.
“A-Ke-La”: Sói già đầy kinh nghiệm, sói con vây quanh Akela ở tảng đá Hội đồng và vâng lời Sói già (Bầy trưởng).

H. Luật của Bầy là gì?
Đ. “Sói con nghe Sói gìa – Sói con không nghe mình”.

H. Sói căn cứ vào đâu mà hứa?
Đ. Sói con không lấy danh dự vì còn bé chưa hiểu. Sói con chỉ hứa gắng hết sức- Trung thành với Thiên Chúa và Giáo hội, hiếu thảo với cha mẹ, tuân theo luật Sói con và mỗi ngày làm vui lòng một người.

H . Bầy tổ chức thế nào?
Đ. Bầy gồm 4 đàn (số tối đa)

H. Mỗi đàn có mấy Sói?

Chia sẻ ngay với bạn bè bài viết này
Facebook Pinterest StumbleUpon Delicious Reddit Digg Email Delicious

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét