Thứ Sáu, 17 tháng 6, 2016

TRÁNG SINH

H. Ngành Tráng được lập năm nào?
Đ. Năm 1919.

H. Ai đã cộng tác đắc lực với cụ BiPi trong việc lập ngành Tráng?
Đ. Trung tá Ulick C. de Burgh, ông đã viết quyển “Rover Scheme”, chương trình tổ chức ngành Tráng.

H. Tại sao ngành Tráng lại đợi đến năm 1919 mới tổ chức?
Đ. Trước cụ BiPi chỉ nhằm tổ chức cho hạng Thiếu, nhưng rồi dần dần nhận xét thấy rằng đến 16 tuổi các em phải lìa ngành Thiếu. Kỳ thực từ cái tuổi 16 sắp lên, chính là lúc thiếu niên cần được nâng đỡ và hướng dẫn nhất(1),

H. Lập ngành Tráng, Trung tá Ulick C. de Burgh và cụ BiPi đặt những vấn đề nào?
Đ. 3 vấn đề :           
  1. Làm sao giữ lại trong ảnh hưởng tốt đẹp của HĐ những thanh niên đã qua cả chương trình Thiếu và có cảm tưởng là mình không học thêm gì nữa?
  2. Đối với những HĐS rất tốt đi quân dịch về, bây giờ không biết sắp họ vào hàng ngũ nào?
  3. Những thiếu niên 17, 18 tuổi vừa khám phá ra phong trào HĐ mà không còn nhập vào một đoàn Thiếu được nữa, vậy phải sắp họ vào đâu?
H. Ngành Tráng và ngành Thiếu khác nhau ở chỗ nào?
Đ. Tráng sinh là anh cả của Thiếu sinh, có những điểm:

  1.  Giống Thiếu Lời hứa – Y phục gần giống.
  2.  Cao hơn Thiếu: Kỷ luật thong thả hơn vì Tráng sinh là những người đã có nghề nghiệp và đảm đương trách nhiệm- Chương trình HĐ hạng nhất, có nhiều môn thử thách khó hơn Thiếu.- Bằng chuyên môn là không những biết mà lại có thể dạy được một trong những ngành của HĐ.
  3.  Hoàn toàn khác Thiếu:- Tinh thần: Đã có kinh nghiệm với đời, có thể bàn cãi những vấn đề mà ta không nói với Thiếu: “Tráng sinh là những thanh niên”

H. Có tổ chức ngành Tráng theo nghề nghiệp và cảnh sống không?

Đ. Vâng, có Tráng sinh duyên hải, Tráng sinh đồng quê, Tráng thợ thuyền, Tráng công chức, Tráng sinh viên, chương trình có những chi tiết khác nhau.

H. Mục đích ngành Tráng là gì?
Đ. Là giữ thanh niên lại trong HĐ và giúp họ yêu mến, tận tụy với nghề nghiệp, gia đình, phục vụ xã hội.

H. Châm ngôn của Tráng là gì?
Đ. “Giúp ích”.

H. Tráng đoàn có giúp ích cho Liên đoàn không?
Đ. Tráng sinh nhiều lần là Thiếu đoàn Trưởng hay Thiếu đoàn phó, Bầy trưởng v.v... hoặc phụ trách dạy một món chuyên môn gì cho Thiếu.

H. Cụ BiPi đã viết sách gì về Tráng?
Đ. Quyển “Rovering to succes” (Đường thành công) năm 1922, đó là sách thủ bản của Tráng sinh.

H. Tráng sinh nhận những hạng tuổi nào?
Đ. Từ 18 đến 25 tuổi.

H. Tráng sinh có mấy hạng?
Đ. 2 hạng: Tân Tráng sinh ( chưa lên đường) và Tráng sinh.

H. Lên đường là gì?
Đ. Lúc một Tân Tráng sinh đã đủ điều kiện học tập và được Hội đồng Tráng chấp thuận thì anh được nhận thành một Tráng sinh thực thụ bằng một nghi thức rất cảm động gọi là lễ Lên đường.

H. Lễ Lên đường có mấy phần?
Đ. Có 2, một là tĩnh tâm, hai là chính nghi thức lên đường.

H. Lên đường nghĩa là đi đến đích Tráng sinh rồi sao?
Đ. Không, lên đường là khởi sự ra đi, sau lúc đã nhận định rõ điều Tráng sinh quyết giữ theo sứ mệnh, theo lý tưởng.

H. Ai đã bày ra lễ Lên đường?
Đ. Lúc đầu cụ BiPi chỉ bảy ra một nghi thức đơn giàn, về sau Linh mục Romondot đã muốn tạo ra cho Tráng sinh một tinh thần hiệp sĩ nên đã làm cho hoàn thành và ý nghĩahơn. Cụ BiPi đã hoan nghênh Cha Ramondot và bảo là Ngài thực hiện được cái mộng của cụ ngày trước(2)

H. Sau 25 tuổi, Tráng sinh phải làm gì?
Đ. Sau 25 tuổi, Tráng sinh không ở trong đoàn nữa, nên hoặc phải thi bằng Trưởng để ra giúp Thiếu đoàn hay Bầy. Nếu không phải ra khỏi đoàn vì không còn hoạt động nữa, không mặc y phục HĐ nữa, họ sẽ là bạn HĐ thôi(3).
-----------------------
Chú thích:

(1) M Reg Clayton viết trong H G Nobembre 1919 p.207
(2) Cérémonial des scouts de France p.82
(3) Xem “Tổ chức lại ngành Tráng”
-----------------------
SÓI

CÔNG VIỆC CỦA SÓI

KHAI SINH MỘT TOÁN
Chia sẻ ngay với bạn bè bài viết này
Facebook Pinterest StumbleUpon Delicious Reddit Digg Email Delicious

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét