Hiển thị các bài đăng có nhãn Luật Hướng đạo. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Luật Hướng đạo. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 6 tháng 7, 2016

LUẬT HƯỚNG ĐẠO

LINH HỒN CỦA HƯỚNG ĐẠO


LUẬT HƯỚNG ĐẠO

H. Tại sao đã có lời hứa lại còn luật HĐ?

Đ. Cụ BiPi đã nghĩ rằng những lời hứa tổng quát sẽ không được thực hành nếu như không có những câu luật rõ rệt, vắn tắt và đanh thép.

Thứ Ba, 5 tháng 7, 2016

Điều luật 1. HĐS trọng danh dự để ai cũng có thể tin lời nói của mình.

H. Muốn được tín nhiệm phải sống thế nào?
Đ. Trước hết phải thành thực, một người đứng đắn không bao giờ nói dối.

H. HĐS nói dối thì sao?
Đ. Hoặc phải trả dấu hiệu lại hoặc phải ra khỏi đoàn.

Điều luật 2. HĐS trung thành với Thiên Chúa, Giáo Hội, Tổ quốc và với kẻ trên người dưới.



H. HĐS phải trung thành như thế nào?
Đ. Thưa, phải trung thành trong mọi sự, trung thành chống lại mọi kẻ thù, trung thành chống lại mọi chế nhiễu(2).

Thứ Hai, 4 tháng 7, 2016

Điều luật 3 . HĐS có bổn phận giúp ích mọi người.



H. Cụ BiPi dạy thế nào về điều này?
Đ. Cụ dạy: “Bổn phận trọng hơn tất cả các việc khác, dù phải hy sinh thú vui, tiện nghi và sự an nhàn riêng. Trong mọi trường hợp HĐS phải sẵn sằng cấp cứu và đỡ vớt nạn nhân. HĐS phải cố gắng để làm mỗi ngày một việc nghĩa dù rất nhỏ bé”,

Điều luật 4. HĐS là bạn của mọi người và coi các HĐS khác như anh em ruột thịt.



H. Đối với người lạ HĐS phải có thái độ nào?
Đ. HĐS là bạn của mọi người và phải sống làm sao cho bất cứ ai trong lúc cần có thể tìm thấy ở HĐS một người bạn đáng tin cậy

Chủ Nhật, 3 tháng 7, 2016

Điều luật 5. HĐS lễ độ và liêm khiết.



H. Lễ độ là sao?
Đ. Không những là ăn ở lịch sự mà còn phải thành kính nữa.

H. HĐS Công giáo phải lễ độ làm sao?
Đ. HĐS Công giáo phụng sự Chúa Giê Su trong kẻ khác.

H. Cụ BiPi dạy thế nào trong điểm này?
Đ. Cụ thuật chuyện: Trong một chuyến xe đò đầy các ông bự, một cậu bé 15 tuổi rách rưới đứng dậy nhường chỗ cho một bà cụ. Cụ BiPi kết luận: Người lịch sự chính là cậu bé ấy. (1)

Cụ BiPi nói : “HĐS lễ độ: HĐS lịch sự với tất cả mọi người, nhất là với phụ nữ, trẻ con, người già cả, bệnh tật, què quặt v.v...HĐS không nhận quà thưởng vì đã giúp người hoặc lễ độ”.
--------------------------------------------------------
Chú thích:
(1) Leunes Chevalies. P.45
--------------------------------------------------------
  1. HĐS trọng danh dự để ai cũng có thể tin lời nói của mình
  2. HĐS trung thành với Thiên Chúa, Giáo Hội, Tổ quốc và với kẻ trên người dưới.
  3. HĐS có bổn phận giúp ích mọi người.
  4. HĐS là bạn của mọi người và coi các HĐS khác như anh em ruột thịt.
  5. HĐS lễ độ và liêm khiết
  6. HĐS thương yêu các giống vật.
  7. HĐS vâng lời cha mẹ và huynh trưởng, không bao giờ cãi lại
  8. HĐS gặp nỗi khó khăn vẫn vui tươi.
  9. HĐS cần kiệm của mình và của người.
  10. HĐS trong sạch từ tư tưởng, lời nói đến việc làm.

 

Thứ Bảy, 2 tháng 7, 2016

Điều luật 6. HĐS thương yêu các giống vật.



H. Yêu loài vật là thế nào?
Đ. Là săn sóc các loài vật và không độc ác với chúng nó.

H. Tại sao yêu thú vật?
Đ. Không những HĐS săn sóc thú vật mà còn kính trọng sự sống là của báu tạo hóa ban, và các thú vật là thụ sinh của tạo hóa dựng nên(1)

Thứ Sáu, 1 tháng 7, 2016

Điều luật 7. HĐS vâng lời cha mẹ và huynh trưởng không bao giờ cãi lại.



H. Cụ BiPi dạy thế nào về điểm này?
Đ. Cụ nói: “Khi được lệnh, HĐS phải thi hành liền như binh sĩ và thủy binh, vì đó là bổn phận, HĐS có thể trình bày sau, nhưng phải thi hành tức khắc  vì đó là kỷ luật”(2)

Thứ Năm, 30 tháng 6, 2016

Điều luật 9. HĐS cần kiệm của mình và của người.

H. Cụ BiPi dạy thế nào về điểm này?
Đ. Cụ bảo: “HĐS phải dành dụm tiền bạc tùy sức, và để tiền trong quỹ tiết kiệm. Khi mất việc HĐS sẽ có của mà sống hoặc dùng để giúp lẫn nhau, đừng thành gánh nặng cho kẻ khác(1)

H. Theo kinh nghiệm ai thường xài phí tiền nhiều hơn?
Đ. Nhiều lần không ai xài phí bằng người nghèo và con gia đình nghèo.

Thứ Tư, 29 tháng 6, 2016

Điều luật 9: HĐS cần kiệm của mình và của người.

H. Cụ BiPi dạy thế nào về điểm này?
Đ. Cụ bảo: “HĐS phải dành dụm tiền bạc tùy sức, và để tiền trong quỹ tiết kiệm. Khi mất việc HĐS sẽ có của mà sống hoặc dùng để giúp lẫn nhau, đừng thành gánh nặng cho kẻ khác(1)

H. Theo kinh nghiệm ai thường xài phí tiền nhiều hơn?
Đ. Nhiều lần không ai xài phí bằng người nghèo và con gia đình nghèo.

H. Theo tinh thần HĐ phải tiết kiệm thế nào?
Đ. Trẻ em phải mua y phục và dấu hiệu, và nếu có thể được bằng tiền các em làm ra.

H. Ý cụ BiPi thế nào?
Đ. Cụ nói: “Tôi muốn cho các đồ ấy rất đắt tiền, có thể các HĐS sẽ cố gắng làm việc kiếm tiền mà mua(2).

H. HĐS có thể quyên tiền cho mình hay cho Đội không?

Đ. HĐS phải hiên ngang dùng đồ mình có và không có phép xin gì.

Thứ Ba, 28 tháng 6, 2016

Điều luật 10: HĐS trong sạch từ tư tưởng, lời nói đến việc làm.

H. Cụ BiPi dạy thế nào về điểm này?
Đ. Cụ khinh chê trẻ em nói những chuyện tục tằn, và chính cụ không nghe cám  dỗ mà nói, tư tưởng hay làm điều gì không trong trắng. “HĐS, lời cụ, là người trong trắng trong thể xác và tâm hồn. HĐS là người có tinh thần trinh khiết và quả tim hùng tráng(3)

H. Từ sơ khai HĐ có luật hay không?
Đ. Không, sau khi có người hỏi cụ BiPi tại sao trong 9 điều luật không nói về sự trong trắng, thì cụ đáp: “Về sự trong trắng là điều quan trọng nhất, mà liệt nó ngang hàng với tính tiết kiệm và yêu thú vật, là như kể nó vào những đức tính tầm thường(1)

H. Tại sao về sau cụ BiPi lại thêm điều luật ấy?

Đ. Sau lúc suy nghĩ kỹ càng, cụ đã thêm luật số 10, và cụ nói: “Tôi tin rằng, nếu một thiếu niên có can đảm giữ luật này thì nó giữ được 9 luật kia”(2)
-------------------------------
Chú thích:

(1) S.F.B p.50
(2) Conférences de Birmingham, S.F.B p.34
(3) S.F.B p.50

Thứ Hai, 27 tháng 6, 2016

KHAI SINH MỘT TOÁN

H. Một Toán HĐ khai sinh thế nào?
Đ. Một vị tu sĩ, một người ham hoạt động với mục đích tông đồ, giáo dục, muốn tụ họp trẻ con lại để lập thành một toán HĐ. Hoặc nhiều khi các gia đình thấy y phục và lối sống giản dị tươi trẻ của một HĐS, liền xin anh ta lập một toán cho con em.

H. Cụ BiPi đã khai sinh đoàn HĐ của cụ như thế nào?
Đ. Cụ không có ý lập một hội cách biệt các hội khác, cụ chỉ muốn lập một Phong trào giúp ích cho các trẻ trong các tổ chức khác nhưng sau phong trào ấy lan rộng đến nỗi cụ thấy cần phải viết luật riêng cho HĐS(1).

H. Có mấy cách tuyển các đoàn viên?
Đ. Có hai. Một là tuyển một số đông, hai là tuyển từng cá nhân, thường gọi là:
            “Phươngpháp bủa lưới”
            “Phươngpháp câu cá”